Bệnh Parvovirus ở chó – 7 cách ngăn chặn Parvovirus

Bạn lo lắng về các bệnh truyền nhiễm ở chó cần phòng tránh? Con chó của bạn có những triệu chứng bất thường về sức khỏe? Lo lắng con chó của bạn có thể bị Parvovirus? Thú Cảnh sẽ giải đáp cho bạn về căn bệnh thường gặp ở chó này nhé!

Bệnh Parvovirus (Parvo) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus (CPV) gây ra. Parvovirus rất phổ biến, lây lan nhanh và gây tử vong cao ở chó con dưới một tuổi. Đặc biệt, những chú chó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh có hệ miễn dịch kém. Bên cạnh đó, chó trưởng thành vẫn có thể mắc bệnh này. Can thiệp sớm vẫn có thể điều trị được. Nếu không điều trị, hơn 80% chó chết vì Parvovirus.

Bệnh Parvovirus ở chó - 7 cách ngăn chặn Parvovirus
Bệnh Parvovirus ở chó – 7 cách ngăn chặn Parvovirus

1 Bệnh parvovirus lây truyền như thế nào?

Bạn nên biết, bệnh chỉ gây ra ở chó và không thể lây sang người hoặc các động vật khác.

Bệnh lây truyền trực tiếp từ chó sang nhau. Qua phân có chứa virus phát tán trong môi trường. Ngay cả các phương tiện giao thông như lốp xe, giày dép cũng bị dính phân chó bị nhiễm bệnh. Hoặc tay người tiếp xúc từ chó bệnh sang chó khỏe cũng có thể lây bệnh. Đó là lý do tại sao nhiều con chó có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi chúng không ra khỏi nhà.

anh dog 18

2 Đặc điểm của bệnh Parvovirus

Virus này có sức mạnh đặc biệt. Virus có khả năng lây nhiễm cao và phân chia tế bào nhanh chóng trong tế bào vật chủ. Loại virus này không được bao bọc trong một lớp mỡ như nhiều loại virus khác nên chúng có khả năng đặc biệt là chống chọi với nhiều môi trường khắc nghiệt. Loại virus này ổn định trong nhiều môi trường và có khả năng chống chịu ở phạm vi pH rộng và nhiệt độ cao. Chó trên 6 tháng tuổi thường có sức đề kháng tự nhiên với Parvovirus. Nhiều con vật trong số này chỉ bị tiêu chảy thoáng qua. Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhẹ và khó nhận biết.

anh dog 17

3 Các loại và triệu chứng của bệnh Parvovirus

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Chó có biểu hiện: mệt mỏi, biếng ăn, nôn mửa, sốt và các triệu chứng khác của từng bệnh.

Hầu hết các con chó phần lớn bị ảnh hưởng bởi bệnh trong độ tuổi từ 6-20 tuần tuổi. Tỷ lệ chết cao và nếu được điều trị thích hợp thì tỷ lệ sống cũng khá cao. Bệnh thường kèm theo tiêu chảy dữ dội. Điều đó gây ra tình trạng mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ phát ở chó. Do đó, chó có biểu hiện lờ đờ, sụt cân nhanh chóng, đau đớn, sốc do mất máu … Chó thường sẽ không chết vì virus, mà thường chết do nhiễm trùng thứ phát.

anh dog 16

4 Làm thế nào để ngăn chặn bệnh Parvovirus?

  • Việc phòng bệnh bằng cách không tiếp xúc với mầm bệnh thường không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, hầu hết các Bác sĩ thú y đều khuyến cáo nên tiêm phòng bệnh sớm cho chó.
  • Những chú chó non dưới 4 tháng tuổi chưa có miễn dịch với Parvo thì không nên tiếp xúc với những con chó khác. Tránh những “người trung gian” có thể truyền bệnh: môi trường, thiết bị chăn nuôi, vận chuyển chó, hoặc những người nuôi chó khác.
  • Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, khoa học để tăng khả năng kháng bệnh cho chó. Tẩy giun cho chó non từ một tháng tuổi.
  • Chủ nuôi ít nhất phải sau 1 tháng kể từ ngày chó chết do ốm đau mới được đưa chó khác về nuôi. Chó chết nghi mắc bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi bột hoặc đốt tiêu hủy. Không thả trôi sông, suối, thùng rác, nơi công cộng.
  • Cần thường xuyên vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc, phương tiện vận chuyển chó.
  • Vệ sinh phòng bệnh: diệt ve, bọ chét, tắm rửa thường xuyên cho chó. Khử trùng chuồng trại và nơi ở của động vật.
  • Cách ly chó khỏe với chó bệnh, không để chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.

anh dog 14

Nếu có điều gì bất thường về sức khỏe của chú chó nhà bạn, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Thú Cảnh cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Related Articles

Back to top button

789club

sunwin

Gọi Ngay